Ý nghĩa biểu tượng phong thủy : Sư tử bảo vệ
Người ta cho rằng biểu tượng này có nguồn gốc từ đạo Phật. Điều này là bởi trong đạo Phật, sư tử tuyết được xem là vật linh, thường gắn liền với hình ảnh sư tử dâng hoa cho Đức Phật. Sư tử tượng trưng cho lòng dũng cảm. Nó là con vật can đảm, có tính thận trọng và thông minh.
Phật Manjushuri được mô tả cưỡi sư tử, tay phải cầm thanh gươm của sự thông thái. Thời xưa trên áo các vị tướng thường có thêu hình sư tử.
Sư tử được xem là bảo vệ tuyệt hảo cho các tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà linh thiêng vì thế chúng thường được sử dụng làm biểu tượng bảo vệ cho các ngôi đền.
Tượng sư tử lớn nhất đặt hai bên cửa chính, mỗi bên một con. Sư tử cũng được đặt dọc theo hành lang từ cổng vào và bảo vệ mái cổng (mái tạo thành cửa vào một tòa nhà lớn).
Đôi khi người ta thấy sư tử được đặt để bào vệ lăng mộ của tổ tiên. Biểu tượng sư tử bảo vệ có vẻ bề ngoài hung tợn. Tuy nhiên nó không bị xem là con vật đáng sợ.
Người ta không sợ sư tử bằng sợ cọp. Sư tử Trung Hoa không giống với sư tử Châu Phi ngày nay. Trông chúng giống như phục khuyển, biểu tượng bảo vệ của ngôi nhà.
Sư tử Trung Hoa thường được tạc thành một cặp. Con đực đặt chân lên một quả cầu, con cái mang theo con.
Để bảo vệ chống lại lực vô hình, hãy đặt một đôi sư tử, chọn kích thước nhỏ hơn, làm bằng gốm sứ có tráng men hoặc bằng đá, đặt ở hai bên cửa chính, con đực ở bên trái và con cái ở bên phải (tính từ trong nhà nhìn ra).
BlogPhongThuy.com
Leave a Reply